Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

"Xã hội online" tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD

Từ một anh chàng kiếm được tiền từ việc livestream trong lúc ngủ đến một anh nông dân bán hàng hóa, nông sản qua mạng,…đó chỉ là một số ít trong những cách mà người Trung Quốc đang biến livestream trở thành công cụ kiếm tiền mới.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 1.

Đã từ lâu livestream được coi là một ngành công nghiệp mới của Trung Quốc. Nhưng có lẽ phải tới khi đại dịch Covid-19 bùng phát, livestream mới thực sự trở thành từ khóa hot nhất. Đơn giản bởi nhiều tỉnh thành phố đang phong tỏa và người dân buộc phải ở nhà để tránh nguy cơ lây lan virus.

Hiện có hàng triệu người đang phải ở nhà để tránh dịch và tất nhiên điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế-xã hội. Nhưng nhìn ở mặt tích cực, đại dịch này đang khiến nền kinh tế Trung Quốc chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế số. Theo đó, tỷ lệ người dân tham gia vào các dịch vụ trực tuyến đã tăng mạnh sau hơn 1 tháng xảy ra đại dịch.

Người dân chuyển sang mua nhà trực tuyến, học sinh học từ xa hay dân văn phòng được phép làm việc tại nhà. Đó chỉ là một vài những thay đổi trong xã hội Trung Quốc hiện nay.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 2.

Các lớp Yoga hay tập luyện thể dục trực tuyến xuất hiện rất nhiều tại Trung Quốc thời điểm này

Còn với các nền tảng video ngắn và livestream, đại dịch chẳng khác nào cơ hội vàng. Bởi lẽ người dân có thời gian ở nhà và tham gia mạng xã hội nhiều hơn. Theo báo cáo của QuestMobile, các nền tảng video ngắn có tính năng livestream đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kỷ lục chỉ trong những tháng đầu năm.

Cụ thể theo thống kê trong dịp Tết nguyên đán, người dùng mạng xã hội Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc) đã dành trung bình 99 phút cho ứng dụng mỗi ngày. Con số này hồi năm ngoái chỉ là 67 phút. Kuaishou, đối thủ của Douyin cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng lượng người dùng và thời gian sử dụng ứng dụng. Cụ thể thời gian sử dụng trung bình hàng ngày đã tăng từ 44 phút lên 71 phút.

Sự gia tăng số lượng người dùng trên các nền tảng video ngắn và livestream cũng tạo cơ hội kiếm tiền cực kỳ nhanh cho nhiều người. Đơn cử như trường hợp của một người dùng tên Yuansan.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 4.

Anh này đã nảy ra ý tưởng quay livestream trong lúc ngủ nhằm kiểm tra xem mình có bị ngáy trong khi ngủ hay không. Thật bất ngờ khi đoạn livestream đăng hôm 9/2 của anh đã trở thành cơn sốt trên mạng Douyin. Sau khi thức dậy, chàng thanh niên vô cùng bất ngờ khi có tới 800 ngàn người đang theo dõi anh suốt trong thời gian ngủ.

Thậm chí người xem còn tặng quà ảo cho Yuansan với giá trị lên tới hơn 10,5 ngàn USD.

Ngay sau đó, Yuansan quyết định sẽ tiếp tục livestream ngủ thêm một hôm nữa và lần đó cũng đã ghi nhận 18 triệu người theo dõi anh ngủ. Mặc dù vậy, Yuansan cho biết không cổ xúy hình thức livestream như vậy vì mọi người có thể học theo.

Nông dân Trung Quốc cũng chạy đua với thời đại trực tuyến

Do tình hình dịch bệnh khó lường nên nông dân Trung Quốc đã học cách livestream để bán sản phẩm qua các nền tảng trực tuyến. Và thật bất ngờ khi hình thức bán nông sản kiểu mới này lại đang rất hút khách.

Ví dụ như một đoạn livestream trên nền tảng bán hàng Taobao đã giúp một nông dân bán được gần 5 ngàn kg cà chua, 7,5 ngàn kg dưa chuột và 3 ngàn kg dâu tây.

Taobao dù là một trang web thương mại điện tử nhưng đã sớm cung cấp cho các chủ cửa hàng tính năng livestream để bán hàng tiện lợi hơn. Và tính năng livestream trên Taobao đã tăng trưởng mạnh chỉ trong tháng qua sau khi xảy ra đại dịch Covid-19. Ước tính của Alibaba (công ty chủ quản của Taobao) cho thấy, số lượng các phòng livestream đã tăng hơn 100%.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 5.

Ông Zhang Dingding, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Sootoo cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền tảng, ứng dụng trực tuyến sẽ còn tiếp tục duy trì trong thời gian dài. Một khi dịch bệnh được kiểm soát, ngành công nghiệp truyền thống sẽ bắt đầu hồi sinh. Ngược lại tốc độ tăng trưởng trực tuyến vẫn sẽ tăng trưởng nhưng ở mức vừa phải.

Tính đến thời điểm này, người dân của quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất thế giới vẫn đang hướng sự quan tâm tới các dịch vụ trực tuyến. Không chỉ nhằm giải trí cho khuây khỏa, mua sắm trực tuyến vì không thể đi ra ngoài mà Internet còn giúp họ học tập và làm việc từ xa. Nhưng thật khó để hình dung mọi chuyện sẽ ra sao với xã hội Trung Quốc nếu tình hình dịch bệnh kéo dài.

Tham khảo SCMP

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao?

Mặc dù mới chỉ ra mắt được hơn 1 tháng, tuy nhiên, chiếc Vsmart Active 3 mới của tập đoàn Vingroup đã được điều chỉnh giá bán mới. Với mức giá giảm khá nhiều, Active 3 tiếp tục trở thành đối thủ cực kỳ đáng gờm của các mẫu smartphone tới từ Trung Quốc sau sự thành công của chiếc Vsmart Live..

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 1.

Cụ thể, tại thời điểm ra mắt, Vsmart Active 3 có mức giá niêm yết là 4.49 triệu đồng cho phiên bản 4GB RAM và 4.99 triệu đồng cho phiên bản 6GB RAM. Tuy nhiên, tới hôm nay (21/2), chỉ hơn 1 tháng sau khi ra mắt, Vsmart Active 3 đã có mức Biên dịch giá mới là 3.49 triệu đồng cho phiên bản 4GB RAM và 3.99 triệu đồng cho phiên bản 6GB RAM, tức là giảm hẳn 1 triệu đồng cho từng phiên bản.

Chưa hết, đấy mới chỉ là mức giá niêm yết được VinSmart điều chỉnh, tại một số đại lý bán lẻ, người dùng thậm chí còn được chiết khấu thêm vài trăm ngàn đồng, khiến mức giá của máy tiếp tục được giảm xuống chỉ còn hơn 3 triệu đồng, một mức giá được cho là không thể nào rẻ hơn đối với một chiếc smartphone tốt như Vsmart Active 3.

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 2.

Một số đại lý bán lẻ còn tặng thêm phiếu mua hàng 300.000đ trừ thẳng vào giá bán của máy, khiến mức giá của Vsmart Active 3 giảm chỉ còn hơn 3 triệu đồng

Vsmart Active 3 - "Best" trong tầm giá hơn 3 triệu đồng

Ở mức giá hơn 3 triệu đồng, Vsmart Active 3 trở thành chiếc điện thoại hấp dẫn nhất trong phân khúc, tiếp tục kế thừa sự thành công của Vsmart Live trước đó. Hiếm có chiếc smartphone nào trong phân khúc giá này có được những đặc điểm mà VinSmart trang bị cho sản phẩm của mình, có thể kể tới như một thiết kế tràn viền với màn hình Super AMOLED chất lượng cao cùng camera "thò thụt", kèm theo đó là cụm 3 camera với cảm biến chính 48MP (bao gồm cả một ống kính góc siêu rộng).

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 3.

Vsmart Active 3 có màn hình Super AMOLED tràn viền và camera selfie "thò thụt"

Mặc dù được trang bị con chip MediaTek Helio P60 không được người dùng đánh giá cao bằng các con chip tầm trung Snapdragon tới từ Qualcomm, tuy nhiên, với mức giá hơn 3 triệu đồng của Vsmart Active 3, cũng như con chip Helio P60 vẫn đủ mạnh mẽ để có thể mang tới cho người dùng một trải nghiệm mượt mà, Active 3 vẫn thu hút được nhiều người dùng từ những yếu tố khác như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Vsmart giảm giá mạnh, smartphone Trung Quốc sẽ ra sao tại thị trường Việt Nam?

Rõ ràng với các đợt giảm giá mạnh mẽ của các mẫu smartphone ra mắt gần đây, Vsmart đang chứng tỏ rằng mình không thua kém bất kỳ thương hiệu nào, đặc biệt là các thương hiệu smartphone Trung Quốc. Cả chiếc Vsmart Joy 3 mới ra mắt gần đây lẫn Vsmart Active 3 đều đang có mức giá cực kỳ cạnh tranh, các mẫu smartphone khác tời từ Trung Quốc trong cùng tầm giá đều thua thiệt các sản phẩm của Vsmart ở một vài khía cạnh, càng khiến điện thoại Vsmart trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dùng.

Mới ra mắt 1 tháng, Vsmart Active 3 đã có giá mới tốt hơn, smartphone Trung Quốc biết sống sao? - Ảnh 4.

Bảng so sánh cấu hình Vsmart Active 3 với các mẫu smartphone Trung Quốc khác trong cùng tầm giá

Với một sản phẩm hoàn thiện tốt cùng mức giá hời như Vsmart Active 3, không có lý do gì để người dùng chọn mua các mẫu smartphone Trung Quốc có cùng mức giá, nhưng lại thua thiệt điện thoại của Vsmart ở nhiều khía cạnh.

Trong tương lai gần, VinSmart còn muốn hướng tới phân khúc cao cấp, cùng các dòng sản phẩm hỗ trợ 5G dành riêng cho người dùng Việt. Ở thời điểm hiện tại, Vsmart Active 3 cùng các mẫu smartphone khác của VinSmart mới chỉ là những nước đi đầu tiên của Vingroup trong công cuộc "đánh bật" smartphone Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam.

AI của Alibaba xác định được các ca nhiễm Covid-19 với độ chính xác đến 96%

Một hệ thống chẩn đoán mới, sử dụng AI, hứa hẹn sẽ có thể phát hiện các ca bệnh virus Corona mới với tỉ lệ chính xác lên đến 96% thông qua các bản chụp cắt lớp được vi tính hóa (CT).

AI của Alibaba xác định được các ca nhiễm Covid-19 với độ chính xác đến 96% - Ảnh 1.

Thuật toán chẩn đoán này được phát triển bởi viện nghiên cứu Damo Academy của Alibaba. Các nhà nghiên cứu tại viện này cho biết họ đã huấn luyện mô hình AI với dữ liệu mẫu từ hơn 5.000 ca bệnh đã được xác nhận, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng hệ thống có thể xác định những khác biệt trong các bản chụp CT giữa các bệnh nhân đã bị nhiễm chủng virus mới và các ca bệnh viêm phổi do virus thông thường với tỉ lệ chính xác đến 96%. Theo các nhà phát triển thì thuật toán của họ được tích hợp những phương thức điều trị mới nhất, cùng các nghiên cứu mới được công bố gần đây.

Hệ thống AI của Alibaba có thể sẽ được triển khai tại hơn 100 bệnh viên ở tỉnh Hồ Bắc, Quảng Đông, và An Huy. Nó sẽ giúp giảm áp lực lên đội ngũ y tế tại các bệnh viện, bởi có thể hoàn thành quy trình nhận diện chỉ trong 20 giây. Thông thường, các bác sỹ mất từ 5 đến 15 phút để phân tích một bản quét CT của một bệnh nhân nghi nhiễm và đưa ra chẩn đoán lâm sàng - tuy nhiên, các đợt quét đôi lúc bao gồm đến hơn 300 hình ảnh, khiến thời gian phân tích và chẩn đoán là rất lâu.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 5/2 vừa qua đã mở rộng tiêu chí trong việc chẩn đoán các ca nhiễm mới, yêu cầu phải có các kết quả quét CT kết hợp với phương thức kiểm tra acid nucleic trước đó, nhằm đảm bảo các bệnh nhân với các triệu chứng lâm sàng sẽ được chữa trị đúng cách ngay khi có thể.

Hệ thống chẩn đoán mới này không phải là nỗ lực đầu tiên của Alibaba trong việc sử dụng AI để chiến đấu với virus Corona. Các nhà nghiên cứu từ Damo Academy trước đây từng phát triển một công cụ dịch vụ y tế công sử dụng AI để cung cấp thông tin liên quan đến virus Corona SARS-CoV-2, Biên dịch đã lần đầu được triển khai bởi chính quyền tỉnh Chiết Giang vào ngày 27/1. Hệ thống này có thể trả lời hầu hết mọi truy vấn liên quan đến đại dịch thông qua một ứng dụng.

Tham khảo: Nikkei